TOPAL TÁI ĐỊNH VỊ, KHẲNG ĐỊNH KHÔNG CHỈ LÀ NHÔM HỆ VÀ PHỤ KIỆN

Ngày 16/10/2021, Tập đoàn Austdoor đã công bố tái định vị thương hiệu Topal là nhà sản xuất nhôm hàng đầu Việt Nam.

Việc tái định vị  nhằm đáp ứng sự thay đổi về chiến lược phát triển cho giai đoạn mới.

Thúc đẩy nội lực trong bối cảnh thị trường biến động

Đại dịch Covid-19 kéo dài gần 2 năm qua đã làm thay đổi bộ mặt của nhiều ngành kinh tế, bên cạnh những tác động tiêu cực, nó cũng trở thành động lực thúc đẩy nhiều doanh nghiệp phải thay đổi để tồn tại và phát triển.

Thị trường vật liệu xây dựng nói chung và nhôm định hình nói riêng còn chứng kiến những lần tăng giá kỷ lục, trong khi sản xuất đình trệ, hạn chế xuất khẩu. Điều này buộc các doanh nghiệp nhôm Việt phải tìm hướng đi riêng hoặc phải thay đổi để đáp ứng giai đoạn mới.

4 năm có mặt trên thị trường, Nhôm Topal sau những thành tựu đã đạt được cũng đứng trước thách thức lớn của bài toán phát triển. Sản phẩm chủ lực trước nay của Topal là nhôm hệ và phụ kiện vẫn mang lại doanh thu lớn nhưng cho thấy việc chưa khai thác hết được nội lực và xứng với những gì mà thương hiệu này đã đầu tư.

Ông Nguyễn Quốc Vinh – Trưởng Ban Nghiên cứu và phát triển ngành nhôm chia sẻ tại sự kiện

Ra quyết định sớm, ngay từ cuối 2020, Tập đoàn Austdoor đã mạnh dạn phát triển mảng nhôm công nghiệp của Topal để phục vụ thị trường xuất khẩu và các giải pháp nhôm cho ngành năng lượng mặt trời. Đây được xác định là mũi nhọn mới của doanh nghiệp để tiến vào “sân chơi” toàn cầu. So với các sản phẩm nhôm thanh định hình dùng trong xây dựng, các sản phẩm nhôm công nghiệp đòi hỏi yêu cầu cao hơn ở các khâu mở khuôn, đùn ép, gia công, xử lý bề mặt và chi tiết sản phẩm. Với nhà máy quy mô lớn và dây chuyền anode hiện đại, ngay trong những tháng vừa qua, Topal đã xuất khẩu nhiều đơn hàng lớn cho các đối tác tại Mỹ, Canada.

Từ nền tảng nội lực và “sức ép” thị trường, Nhôm Topal đã thực sự chuyển đổi từ nhà cung cấp nhôm hệ và phụ kiện thành nhà sản xuất nhôm với đa dạng các giải pháp từ nhôm xây dựng, nhôm công nghiệp đến nhôm trang trí nội ngoại thất.  

Theo ông Dương Quốc Tuấn – Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Tập đoàn Austdoor, việc tái định vị thương hiệu là cách Topal khẳng định sự thay đổi về hành động chiến lược bao gồm: Hoàn thiện chuỗi giá trị nghiên cứu, sản xuất, cung ứng, phân phối, hậu mãi để mang lại những sản phẩm, dịch vụ có nhiều giá trị gia tăng cho khách hàng; Nỗ lực xây dựng một hệ sinh thái sản phẩm và dịch vụ đồng bộ, khép kín hay nói cách khác là từ sản xuất ra nguyên vật liệu tới sản phẩm hoàn thiện; cùng với đó là tích cực chuyển đổi số ở mọi hoạt động trong chuỗi giá trị trên.

Ông Dương Quốc Tuấn chia sẻ về tái định vị thương hiệu

Yếu tố quyết định từ sản phẩm và kênh phân phối

Bên cạnh những giải pháp nhôm mà doanh nghiệp có khả năng cung ứng ra thị trường, những nhà sản xuất nhôm như Topal sẽ cần đi trước để dẫn dắt và mở ra những hướng đi mới đáp ứng xu hướng của quốc tế và thị hiếu của khách hàng. Nhưng khi đã cho ra đời những sản phẩm chất lượng, một chiến lược phát triển kênh phân phối linh hoạt và khác biệt sẽ là cách để các doanh nghiệp nhôm chinh phục được thị trường rất mở hiện nay.

Hệ thống đại lý phân phối và sản xuất, lắp đặt vốn luôn là mắt xích quan trọng bậc nhất trong chuỗi cung ứng sản phẩm vật liệu xây dựng. Bởi vậy, bên cạnh những hoạt động đồng hành được duy trì trong nhiều năm qua, với chiến lược mới, Topal cũng phát triển các chính sách thu hút và mở rộng mạng lưới kinh doanh. Không chỉ ưu đãi về kinh doanh, marketing mà còn hỗ trợ các nguồn lực về tư vấn, thiết kế, specs, để triển khai các dự án vừa và nhỏ tại từng địa phương, đây cũng là một hướng đi tiềm năng mà Topal có thể hợp tác cùng các đại lý. 

Ông Hoàng Thanh Tùng – Giám đốc kinh doanh dự án và ngành hàng nhôm Khu vực miền Bắc – miền Trung, Tập đoàn Austdoor chia sẻ tại sự kiện.

Bên cạnh đó, số hóa công cụ, ứng dụng như app thợ-đại lý, e-catalogue, phần mềm đặt hàng trực tuyến hay web-hub và nền tảng thương mại điện tử hợp nhất cũng là một điểm mới được coi là sẽ tạo nên sự khác biệt của Topal so với các nhà sản xuất khác, những hoạt động nằm trong dự án chuyển đổi số của Tập đoàn Austdoor.

Bài học của ngành nhôm Việt Nam cho thấy, không phải khi thị trường khó khăn mới cần đến sự thay đổi, mà các doanh nghiệp sẽ phải liên tục phát huy nội lực để tăng sức cạnh tranh và khẳng định khả năng của mình ở bất kỳ thị trường nào. Một khi đã nâng cao được sức cạnh tranh và sống tốt trong một thị trường nội địa thì nhôm Việt hoàn toàn có khả năng đẩy mạnh xuất khẩu ra thị trường thế giới, bằng những sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế nhưng make in Việt Nam.